Nhà đầu tư Nhật Bản thành lập công ty tại Việt Nam thì cần chuẩn bị những hồ sơ, thủ tục gì? Phương thức ra sao? Cần đáp ứng điều kiện gì? Bài viết sau sẽ chi sẻ chi tiết những thông tin trên cho bạn.
I/ Các thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị khi nhà đầu tư Nhật Bản thành lập công ty tại Việt Nam
Nhà đầu tư Nhật Bản thành lập công ty tại Việt Nam thì cần chuẩn bị những hồ sơ và thủ tục cơ bản như sau:
Thủ tục đầy đủ về thông tin công ty:
- Nhà đầu tư Nhật Bản thành lập công ty tại Việt Nam sẽ cần chuẩn bị đầy đủ những thủ tục cơ bản về thông tin công ty như: đặt tên công ty, đặt địa chỉ công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty, vốn điều lệ, loại hình công ty, ngành nghề đăng ký kinh doanh với mã ngành cụ thể.
Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký đầu tư:
- Giấy đề nghị được cấp giấy phép đầu tư cho doanh nhân của Nhật Bản.
- Văn bản đề xuất cụ thể về dự án được đầu tư.
- Văn bản đề xuất về nhu cầu sử dụng đất có giấy tờ xác nhận hợp lệ.
- Báo cáo về năng lực tài chính của chủ đầu tư như báo cáo tài chính, xác minh tài sản, tài khoản ngân hàng, tài sản tiết kiệm.
- Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân của chủ đầu tư hay những người liên quan trực tiếp. Ngoài ra, nếu chủ đầu tư là đại diện cho tổ chức thì cần kèm theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đó ở Nhật Bản.
- Ủy quyền cho trong trường hợp chủ đầu tư của Nhật Bản không thể trực tiếp soạn thảo và nộp hồ sơ này.
Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép thành lập công ty:
- Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty có vốn của Nhật Bản.
- Văn bản về điều lệ của công ty.
- Danh sách các thành viên hay cổ đông cùng mở công ty.
- Giấy chứng minh tư cách cá nhân hợp pháp như hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước kèm theo giấy phép đăng ký doanh nghiệp của tổ chức nếu chủ đầu tư đến từ Nhật Bản là tổ chức.
- Ủy quyền cho soạn thảo hồ sơ và thủ tục thay doanh nghiệp nếu bạn không thể trực tiếp thực hiện.
Thủ tục cần hoàn tất sau khi thành lập công ty:
- Sau khi nhà đầu tư Nhật Bản thành lập công ty tại Việt Nam hoàn tất thì sẽ cần tiến hành làm thủ tục công bố thông tin công ty.
- Tiếp theo là tiến hành khắc con dấu doanh nghiệp, công khai mẫu dấu. Thông báo về việc phát hành hóa đơn, in hóa đơn để sử dụng.
- Treo biển hiệu công ty, đăng ký chữ ký số điện tử để đóng thuế online, đăng ký tài khoản ngân hàng, đóng các loại thuê đầy đủ theo quy định của pháp luật.
II/ Phương thức thành lập công ty tại Việt Nam có vốn đầu tư từ Nhật Bản
Hiện nay khi nhà đầu tư Nhật Bản thành lập công ty tại Việt Nam thì có thể tiến hành theo các phương thức sau:
- Chủ đầu tư của Nhật Bản đầu tư 100% vốn để thành lập công ty ở Việt Nam. (Có thể tham khảo thêm: Tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài).
- Chủ đầu tư của Nhật Bản đầu tư từ 1% – 99% vốn để mở doanh nghiệp tại Việt Nam. (Tham khảo thêm: Thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài (từ 1-99%).)
- Chủ đầu tư của Nhật Bản đầu tư mở công ty tại Việt Nam bằng cách liên doanh, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với doanh nghiệp Việt Nam.
III/ Một số điều cần lưu ý khi nhà đầu tư Nhật Bản thành lập công ty tại Việt Nam
Khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam, thì có một số vấn đề bạn cần lưu ý, đó là:
Tỉ lệ vốn đầu tư:
- Tùy thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp dự đinh kinh doanh mà tỉ lệ vốn đầu tư có thể đầu tư cũng khác nhau.
- Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện (tham khảo ngay: Quy định về ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện), và không hạn chế về số vốn đầu tư thì chủ đầu tư của Nhật Bản có thể đầu tư vốn với tỉ lệ từ 1% – 100%.
- Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực hạn chế về vốn đầu tư thì không thể mở công ty có 100% vốn Nhật Bản mà chỉ có thể mở công ty có từ 1% – 99% vốn Nhật Bản, tùy theo quy định của ngành nghề.
Vốn pháp định và vốn điều lệ:
- Nếu chủ đầu tư của Nhật Bản thành lập công ty kinh doanh ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì có thể tiến hành đăng ký vốn điều lệ tùy vào điều kiện, mong muốn của công ty.
- Nếu chủ đầu tư của Nhật Bản thành lập một công ty kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức vốn pháp định được quy định. (Tham khảo thêm: Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định).
Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hành nghề:
- Nếu công ty có vốn Nhật Bản kinh doanh lĩnh vực đồi hỏi giấy phép hành nghề thì phải có đủ giấy phép hành nghề mời được đi vào hoạt động. (Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề).
- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện kinh doanh ngành nghề đòi hỏi điều kiện thì cần đáp ứng đủ điều kiện được yêu cầu và phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh theo luật